Nám sạm da mặt là gì? Nguyên nhân làm da bị sạm đen thường gặp

Hotline tư vấn 0937 020 999

Email huongduonglan.bdu@gmail.com

Giờ làm việc 8h:00 - 19h:00 Hằng ngày

Nám sạm da mặt là gì? Nguyên nhân làm da bị sạm đen thường gặp
11/11/2022 08:14 PM 449 Lượt xem

1. Sạm da là gì? 

Sạm da mặt là tình trạng xuất hiện các vết hay mảng thâm đen trên da mặt, xảy ra khi tế bào Melanocytes tăng sản xuất Melanin tại một số vùng da nhất định nhằm bảo vệ da khỏi những tác động bên ngoài lẫn bên trong. Tuy nhiên cơ chế này lại dẫn đến hình thành một điểm hoặc mảng da sẫm màu, tương phản với các vùng da xung quanh. Bên cạnh đó, da bị sạm đen cũng đi kèm với các biểu hiện như da khô, bong tróc, lão hóa, thiếu sức sống.

Da sạm nám tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ của khuôn mặt, gây mất tự tin đối với phái nữ, khiến họ lo lắng, ám ảnh vì làn da kém tươi tắn, trông già trước tuổi,…

2. Biểu hiện nào nhận biết sạm da mặt?

Những vùng da mặt bị sạm nám thường có màu nâu đậm với kích thước nhỏ hoặc mảng lớn. Ngoài ra, da bị sạm đen, xỉn màu cũng hiện diện ở các vị trí điển hình như sau:

3. Đối tượng nào dễ bị nám sạm da?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ là đối tượng dễ bị nám sạm da hơn nam, bởi nội tiết tố cũng như thói quen sử dụng mỹ phẩm để dưỡng trắng, làm đẹp da nhưng lại không thể bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Sạm nám da thường gặp ở những đối tượng sau:

4. Những nguyên nhân gây nám sạm da thường thấy

Có rất nhiều nguyên nhân gây sạm nám da đã được chứng minh, những nguyên nhân này có thể do tác động từ bên ngoài và cả bên trong, đôi khi lại là sự kết hợp cùng lúc nhiều yếu tố khiến da hình thành nên nám. Cùng tìm hiểu 10 nguyên nhân da bị sạm nám phổ biến sau đây nhé!

4.1. Da đen sạm do bệnh lý 

Da đen sạm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý như: rối loạn chuyển hóa, hệ miễn dịch có vấn đề, thiếu hụt vitamin. Ngoài ra, chứng sạm da còn có thể là tác dụng phụ của việc điều trị nội tiết tố, hóa trị, thuốc kháng sinh, thuốc trị sốt rét, thuốc chống co giật,…

4.2. Sạm da do bẩm sinh, di truyền

Yếu tố quyết định màu sắc của da là Melanin. Gần đây các nhà khoa học đã khám phá Melanin có đến hai loại là Melanin sáng màu (Pheomelanin) và Melanin tối màu (Eumelanin). Theo đó, ở những người sở hữu da đen sạm bẩm sinh, sắc tố Melanin tối màu được tổng hợp vượt trội hơn Melanin sáng màu.

Ngược lại, ở những người có làn da trắng, các Melanin sáng màu áp đảo hơn. Hiện tượng này cũng lý giải tại sao cùng ở một nơi, cùng tần suất tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay cùng được sinh ra trong một gia đình mà lại có người da trắng, có người da đen. Đó là vì cơ chế tổng hợp Melanin ở mỗi người là khác nhau và đã được quy định sẵn về tỷ lệ sắc tố trong da kể từ khi sinh ra.

Một số bệnh di truyền gây nám sạm da như:

4.3. Sạm da do tuổi tác

Khi bước sang tuổi 30, các Collagen trong da sẽ bắt đầu thất thoát đáng kể, dẫn đến sự suy yếu cấu trúc nền và xuất hiện tình trạng lão hóa. Quá trình lão hóa này không chỉ hình thành nếp nhăn, chùng nhão trên da mà còn tạo điều kiện để tia UV xâm nhập, khiến da trở nên đen sạm, thiếu sức sống.

4.4. Sạm da do rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố có thể khiến hormone MSH (hormone thúc đẩy tăng sản sinh Melanin dưới da) không còn được kiểm soát, từ đó tăng sản xuất sắc tố Melanin. Các đối tượng thường gặp tình trạng này bao gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.

4.5. Da đen sạm do ánh nắng

Tia cực tím là nhân tố gây ra 80% dấu hiệu lão hóa cho phụ nữ, điển hình là tình trạng da sạm đen. Theo đó, khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tế bào Melanocytes sẽ tăng cường sản xuất Melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Tuy nhiên, sự sản sinh Melanin quá mức (đặc biệt là Melanin tối màu) sẽ gây ra sạm da.

4.6. Da đen do ô nhiễm môi trường 

Khói bụi được sinh ra từ các hoạt động sản xuất, phương tiện giao thông đi lại và vật liệu xây dựng… bụi bẩn với kích thước phân tử siêu nhỏ không chỉ bám trực tiếp lên da, gây bít tắc lỗ chân lông, mà còn làm tăng các gốc tự do ROS (Reactive oxygen species). ROS góp phần làm cấu trúc nền của da bị suy yếu, dẫn đến da nhanh lão hóa, dễ bị ánh nắng mặt trời tấn công gây ra tình trạng da ngăm đen, sạm nám.

4.7. Sạm da do nhiễm độc hóa chất

Các chất gây độc rất đa dạng, có thể là các chất tẩy rửa, thuốc trị bệnh, dầu mỏ, than đá, chất màu trong công nghiệp. Nếu tiếp xúc lâu với những chất này, nó có thể thấm qua da hoặc đi vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa làm tăng sự nhạy cảm của da với ánh sáng, khiến vùng da đó ngày càng sạm đen.

4.8. Da đen sạm do tiếp xúc nhiều với ánh sáng máy tính hoặc thường xuyên ngủ muộn 

Ánh sáng xanh từ máy tính gây tăng sản sinh Melanin, hình thành quầng thâm mắt và sạm da. Ngoài ra, thường xuyên ngủ muộn cũng khiến cơ thể mệt mỏi, cản trở quá trình tái tạo da khiến da bị xỉn màu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

4.9. Yếu tố dinh dưỡng khiến da đen sạm 

Thói quen ăn nhiều bột đường có thể gia tăng sản sinh AGEs (sản phẩm đường hóa cuối cùng). AGEs không chỉ bẻ gãy Collagen, làm da lão hoá da mà còn kích thích tế bào Melanocytes tăng hoạt động dẫn đến hình thành Melanin dư thừa khiến da bị ngăm đen, sạm nám. Bên cạnh ăn quá nhiều bột đường thì chế độ dinh dưỡng kém, không đủ chất chất để nuôi dưỡng da, khiến da khô và sạm hơn.

4.10. Sạm da do lạm dụng mỹ phẩm

Sử dụng mỹ phẩm có chứa thành phần gây hại như chất tẩy trắng da, chất tẩy rửa mạnh khiến da bị bào mòn, mỏng và yếu đi, từ đó làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng, gây nên sạm da.

5. Hướng dẫn cách điều trị da sạm nám phổ biến hiện nay

Nám khá khó để điều trị nhưng để làm giảm sạm đen da thì có rất nhiều cách. Chúng ta có thể sử dụng kem đặc trị với đúng liều lượng hoặc những nguyên liệu tự nhiên để giảm sạm nám, giúp da mịn màng hơn, bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho da, đặc biệt là phải tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tham khảo 4 cách trị sạm nám da mặt cơ bản sau đây:

5.1. Sử dụng sản phẩm kem/serum làm trắng da

Chứa thành phần như Retinoic acid, Kojic acid, Azelaic Acid… các loại kem/serum làm trắng da hỗ trợ làm bong tróc tế bào sừng xỉn màu trên bề mặt da, từ đó làm mờ mảng da sẫm màu, cho cảm giác da đều màu hơn

Tuy vậy, giải pháp này chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ chứ không tác động đến gốc rễ gây sạm da là sắc tố Melanin. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm theo đúng chỉ định và theo dõi từ bác sĩ. Đồng thời, ưu tiên kem/serum trị sạm phù hợp với tính chất da, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín.

5.2. Đắp mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên 

Chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa (vitamin C, A, E, Lycopene..) và một số acid trái cây, các loại mặt nạ như bột yến mạch, cà chua, chuối, mật ong, chanh tươi…. cho cơ chế tác động đến lớp thượng bì của da, làm bong tróc nhẹ tế bào chết và cung cấp độ ẩm tự nhiên. Từ đó, hỗ trợ làm mờ vùng da bị sạm, tạo cảm giác da sáng và mềm ẩm sau mỗi lần đắp.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
zalo
Hotline