6 DẤU HIỆU CẢNH BÁO LÃO HÓA DA ĐANG ĐẾN GẦN

Hotline tư vấn 0937 020 999

Email huongduonglan.bdu@gmail.com

Giờ làm việc 8h:00 - 19h:00 Hằng ngày

6 DẤU HIỆU CẢNH BÁO LÃO HÓA DA ĐANG ĐẾN GẦN
06/09/2023 09:35 PM 351 Lượt xem

6 dấu hiệu lão hóa da thường gặp

Từ tuổi 25 trở đi, cơ thể bắt đầu có nhiều thay đổi làm chậm quá trình tái tạo tế bào và cấu tạo collagen có dấu hiệu suy giảm và thiếu hụt. Sự suy giảm khiến làn da mất khả năng bảo vệ từ những tác động gây hại, dẫn đến da bị lão hoá, kém đàn hồi, xuất hiện nhiều nếp nhăn. 

Nam giới có xu hướng da lão hoá chậm hơn phụ nữ, nhờ lượng collagen trong da nhiều hơn và quá trình giảm collagen không nhanh bằng nữ giới. Đồng thời lớp da trán của họ dày hơn phụ nữ đến 25%. Để da không bị lão hóa nhanh, bạn cần tìm hiểu biểu hiện da lão hoá để có cách ngăn ngừa từ sớm. Một số dấu hiệu lão hóa da thường rất dễ nhận thấy như:

1. Da mỏng khô

Da mỏng, khô là một trong những biểu hiện lão hoá da thường gặp ở chị em phụ nữ. Càng lớn tuổi, lượng nội tiết tố estrogen do cơ thể sản xuất càng giảm, tuyến mồ hôi và bã nhờn trong cơ thể cũng giảm hoạt động. Điều này làm da không được cấp ẩm, trở nên khô và mỏng dần.

Ngoài ra, khả năng miễn dịch của da giảm đi cũng khiến da dễ kích ứng và nhạy cảm, dẫn tới những biểu hiện như: Da sần sùi, dễ tróc vẩy, sờ vào thô ráp, sau khi tắm dễ bong tróc. Vào mùa hè – đông, da không giữ được nước gây nứt nẻ, viêm đỏ và ngứa.

2. Xuất hiện nếp nhăn, vết chân chim

Dấu hiệu lão hóa da dễ nhận thấy nhất là từ tuổi 30 trở về sau, các nếp nhăn nhỏ li ti xuất hiện ở khóe mắt (còn được gọi là vết chân chim), rãnh cười và vùng má. Rõ ràng hơn là ở vùng trán khi cau mày. Thường ở 25 – 30 tuổi, các nếp nhăn bắt đầu xuất hiện nhiều khi chuyển động cơ mặt, từ giai đoạn 40 tuổi trở về sau vết chân chim biểu hiện rõ nhất ngay cả khi không nói, không cười.

3. Lỗ chân lông to

Sau tuổi 30, quá trình sản sinh các protein quan trọng và các bó sợi chậm lại, theo đó lỗ chân lông cũng giãn ra. Không chỉ vậy, da luôn chịu sự tác động của ánh nắng mặt trời, lớp mô dưới da teo lại, khiến da dày hơn, lỗ chân lông không thể thu nhỏ.

Điều này gây tắc nghẽn bụi bẩn làm cho da đổ nhiều dầu, xuất hiện nhiều mụn trứng cá hoặc mụn đầu trắng. Nếu để kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các vết nhăn hình thành rõ rệt hơn.

4. Da xỉn màu

Chu trình tái tạo da thông thường từ 25 – 28 ngày. Tuy nhiên, sau tuổi 30, quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn, khiến các tế bào sừng già cỗi  tích tụ trên da, ngăn cản sự xuất hiện các tế bào mới. Theo thời gian, da bạn sẽ trông xỉn màu, thô ráp, bề mặt da không đều màu, đen sạm, kém sáng.

5. Xuất hiện nám, tàn nhang, đồi mồi

Lão hóa da khiến cấu trúc da suy yếu, dễ bắt nắng và chịu sự tác động tia UV, làm sản sinh Melanin, gây sạm nám, tàn nhang, đồi mồi. Tình trạng này thường xuất hiện ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời như cánh tay, mu bàn tay và mặt.

6. Da mặt chảy xệ, lỏng lẻo

Độ tuổi càng cao, sự hao hụt collagen và elastin trong cơ thể làm cấu trúc nền da không còn chặt chẽ, nhanh chảy xệ, kết cấu lỏng lẻo và mất tính đàn hồi. Thời gian đầu các nếp nhăn nhỏ xuất hiện gò má, trán, vết chân chim đuôi mắt…

Bắt đầu từ tuổi 35, những nếp nhăn phát triển thành các vết nhăn sâu làm giảm thể tích da, khiến da chùng xuống và nhăn nheo. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới.

Nguyên nhân gây lão hóa da

Khi nhắc đến nguyên nhân gây lão hóa da, nhiều người cho rằng thời gian chính là “thủ phạm”. Nhưng thực tế, làn da chịu tác động bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, cụ thể:

1. Lão hóa da do yếu tố nội sinh

Tuổi tác:

Theo quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể, sau tuổi 25, các chức năng của da bắt đầu suy giảm, lượng collagen mới được sinh ra cũng giảm dần, điều này dẫn đến thiếu hụt collagen trong cấu trúc nền, khiến da mất độ đàn hồi, chảy xệ,… Bên cạnh đó, khi tuổi tác tăng lên, men tiêu hủy cấu trúc nền MMs cũng sản sinh nhiều hơn, đẩy nhanh tốc độ lão hóa da.

Gen di truyền:

Gen di truyền là một trong những yếu tố quyết định quá trình lão hóa diễn ra nhanh hay chậm. Các chuyên gia di truyền học cho rằng, có tới 50% sự lão hoá được di truyền từ bố hoặc mẹ. Tuy nhiên, hội chứng lão hóa do gene rất hiếm gặp, bao gồm 2 hội chứng Werner và hội chứng Hutchinson. Lão hóa do gen thường diễn ra ở trẻ nhỏ và trẻ dậy thì, khiến trẻ kém phát triển và xuất hiện dấu hiệu như teo da, nhăn nheo, da khô và mỏng…

Bệnh lý:

Mắc một số bệnh lý mãn tính, nguy hiểm như: vảy nến, tim mạch, tiểu đường, ung thư…. và việc phải sử dụng thuốc đặc hiệu để điều trị các bệnh lý này cũng có thể khiến làn da bị lão hóa nhanh chóng.

2. Lão hóa da do yếu tố ngoại sinh

Ánh nắng mặt trời

Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể tác động vào sâu bên trong da, làm tăng sinh men tiêu hủy cấu trúc nền MMPs (Matrix Metalloproteinases), từ đó làm đứt gãy các phân tử Proteoglycan và tiêu hủy các protein dạng sợi (collagen, elastin, fibronectin, laminin) khiến da lão hóa, nhăn nheo, chảy xệ. Đặc biệt, tia UV còn làm tế bào Melanocytes tăng sinh một cách bất thường, khiến da dễ bắt nắng, sinh ra sạm nám, tàn nhang.

Stress, ô nhiễm môi trường

Ngoài ánh nắng mặt trời, tiếp xúc nhiều với khí thải, thuốc trừ sâu, chất hóa học, kim loại nặng,… kèm theo lối sống căng thẳng, chịu nhiều áp lực có thể khiến cơ thể sản sinh ra gốc tự do ROS (Reactive Oxygen Species). ROS ngoài làm cấu trúc nền da bị suy yếu, gây các dấu hiệu lão hoá da như nhăn sạm và khô, còn làm giảm sức đề kháng của da, khiến da dễ bị kích ứng và xỉn màu.

Chế độ ăn uống không phù hợp

Chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng ảnh hưởng đến quá trình lão hoá da. Cụ thể, tiêu thụ quá nhiều các loại thức ăn đường bột, chất béo sẽ dẫn đến quá trình Glycation tự nhiên. Lúc này, đường trong máu sẽ liên kết các protein tạo thành phân tử AGEs (Advanced Glycation End products). Các AGEs không chỉ vô dụng với cơ thể, mà còn gây hại cho cấu trúc nền của da, chúng bẻ gãy cấu trúc phân tử collagen, làm collagen mất đi sự toàn diện của cấu trúc, cản trở quá trình tổng hợp sợi collagen mới gây lão hoá da.

Dùng chất kích thích và ngủ không đủ giấc

Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức khuya, ngủ không đủ giấc,… khiến da không có thời gian tái tạo tế bào mới, cũng góp phần đẩy nhanh quá trình lão hoá.

Chăm sóc da không đúng cách

Chăm sóc da sai cách như bỏ qua bước tẩy trang, không tẩy tế bào chết định kỳ,… có thể gây bít tắc lỗ chân lông, dầu thừa không thoát ra ngoài, tích tụ gây mụn. Bên cạnh đó, lạm dụng các loại mỹ phẩm chứa hóa chất động hại (Corticoid, thủy ngân,…) khiến da nhiễm khuẩn, dễ kích ứng, làm giãn mao mạch ở vùng mạch, hình thành nám và nổi mụn

Biểu cảm khuôn mặt

Biểu cảm trên khuôn mặt như cau mày, cười nhiều hay nheo mắt lặp đi lặp lại theo thời gian cũng làm da lão hoá, xuất hiện nếp nhăn.

Việc chăm sóc da nên theo đúng trình tự: Làm sạch da (tẩy trang vào buổi tối, rửa mặt), tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần, cân bằng da, sản phẩm đặc trị (kem chống lão hóa, kem trị thâm nám,…), dưỡng ẩm, chống nắng vào buổi sáng.

Hy vọng những thông tin chia sẻ về dấu hiệu lão hoá da và các biện pháp chống lão hóa trên hữu ích với bạn, từ đó ứng dụng vào thực tế để gìn giữ tuổi xuân như mong muốn.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
zalo
Hotline